Nhân vật & Sự kiện

Shirley Yamaguchi & Setsuko Hara: Hai bông hồng Nhật Bản trong phim chiến tranh thập niên 40-50

20/04/2015

Khán giả Mỹ có thể đã biết Setsuko Hara: biểu tượng của sức mạnh tiềm ẩn của người phụ nữ Nhật Bản trong các phim từ những năm thập niên 40 và 50 thế kỷ 20, đặc biệt là Late Spring, Early Summer Tokyo Story của Yasujiro Ozu. Và chúng ta biết đến Shirley Yamaguchi: một người sôi nổi với sự nghiệp diễn chính trong các phim như House of Bamboo của Samuel Fuller và Japanese War Bride của King Vidor.

Những nữ diễn viên này - hai trong số những ngôi sao lớn nhất của Nhật Bản từ những năm 1930 đến những năm 1950 - chia sẻ khoảng thời gian đầy khó khăn khi mới vào nghề mà đến nay gần như chưa từng được biết đến. The Most Beautiful: The War Films của Shirley Yamaguchi & Setsuko Hara, một loạt gồm chín phim bắt đầu chiếu vào ngày 21/3 tại Ngày hội Nhật Bản ở Manhattan, mang đến một cái nhìn hiếm hoi về những ngày mới vào nghề của họ.

Shirley Yamaguchi, trái, và Setsuko Hara

Trong China Nights (1940) vào ngày 21/3, Yamaguchi vào vai một trẻ mồ côi Trung Quốc đói khổ có mối liên hệ với một sĩ quan tàu thương mại mang dòng máu quý tộc Nhật Bản - và cô luôn thù hận dân tộc Nhật Bản đi xâm lược cho đến khi ông tát vào mặt cô.

Và trong The New Earth (1937) vào ngày 24/3, Hara vào vai một cô con gái hiếu thảo trong một gia đình samurai theo lối cũ. Gia đình này có một người con trai nuôi, người mà cô định cưới, nhưng anh chối bỏ cô bởi anh theo chủ nghĩa cá nhân phong cách phương Tây. Cô hổ thẹn đến mức cô đã leo lên đỉnh núi lửa cùng bộ kimono cưới của mình và sẵn sàng nhảy vào miệng núi lửa.

Loạt phim này, do Markus Nornes - giáo sư về điện ảnh châu Á tại Đại học Michigan - phụ trách, bao trùm vòng cung sự nghiệp của cả hai người phụ nữ này, bao gồm những phim hậu chiến như Last Spring, House of BambooNo Regrets for Our Youth của Akira Kurosawa (phim có sự góp mặt của Hara). Nhưng điều tuyệt vời nhất là cơ hội được xem năm phim thời kỳ chiến tranh, với sự góp mặt của Yamaguchi trong Song of the White Orchid (1939) và Bell của Sayon (1943) và Hara trong Toward the Decisive Battle in the Sky (1943).

Shirley Yamaguchi và Kazuo Hasegawa trong China Nights (1940), một phim tuyên truyền [Ảnh: Toho Co., Ltd.]

Mối quan tâm của các phim này chủ yếu là lịch sử và văn hóa, và những phim sau đã đặc biệt phản ánh những khó khăn ngày càng tăng của ngành công nghiệp điện ảnh khi cuộc chiến không nghiêng về phía Nhật Bản. Nhưng các phim này cũng được coi như là phim tâm lý tình cảm điển hình thời kỳ đó, do những tài năng xưởng phim thực hiện và ít công khai tuyên truyền và hiếu chiến khi so sánh với các phim Mỹ và Âu cùng thời. Và xem Yamaguchi (qua đời năm ngoái ở tuổi 94) và Hara (94 tuổi và sống ẩn dật ở Nhật Bản) khi đó còn là những nữ diễn viên trẻ tuổi rạng rỡ nhập cuộc trong những tình huống bất thường thật thú vị.

Những tình huống này càng bất thường hơn với Yamaguchi, lớn lên ở khu vực dân tộc Mãn Châu chiếm đóng nói tiếng phổ thông và bắt đầu sự nghiệp của bà với danh hiệu mà Nornes gắn cho bà là "ngôi sao chiến tranh xuyên thuộc địa lớn nhất, không cần bàn cãi" - có thể khắc họa thành viên của nhiều nhóm nhóm dân tộc đa dạng mà sau đó Nhật Bản nhắm tới, gồm cả Trung Quốc, người Đài Loan gốc (trong Bell of Sayon) và Hàn Quốc.

Làm việc cho Công ty điện ảnh Manchurian dưới sự lãnh đạo của người theo chủ nghĩa dân tộc cuồng tín Masahiko Amakasu (được khắc họa trong The Last Emperor của Bernardo Bertolucci), Yamaguchi làm phim với mục đích, theo Nornes, "để giữ được một xã hội đa sắc tộc dưới sự cai trị của Nhật Bản."

"Luôn tiềm ẩn nguy cơ tan vỡ," ông cho biết thêm, "và những phim bà thực hiện thường liên quan đến một câu chuyện tình cảm vượt lên trên giới hạn dân tộc."

Setsuko Hara, phải, và Ruth Eweler trong The New Earth

Mong muốn thúc đẩy ý tưởng về tình đoàn kết dân tộc dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Nhật Bản có thể thấy trong China Nights khi nhân vật của Yamaguchi, Kieran, được giới thiệu. Bị một người đàn ông Nhật Bản tại Thượng Hải làm phiền, cô được thủy thủ Hase (Kazuo Hasegawa) giải cứu; anh cảnh cáo đồng hương của mình rằng họ đang bị những người qua đường Trung Quốc nhìn ngó: "Nếu anh đánh cô ấy họ sẽ không còn tôn trọng chúng ta nữa. Chúng ta phải cư xử tốt hơn so với khi ở Nhật Bản."

Câu nói châm biếm sau đó không tác dụng gì khi nhân vật này vẫn tát Kieran đến ngã. "Cuối cùng tôi đã đánh cô ta,” anh nói. “Tôi đã thua. Bị lương tâm của mình đánh bại.” Nhưng Kieran, người đã "đầy thù hận " vì bom đạn của quân Nhật Bản đã giết bố mẹ cô, giờ nhìn nhận lại vấn đề - vật xuống dưới chân Hase và nói, “Tôi mừng vì ngài đã đánh tôi, tôi sẽ trở thành một người phụ nữ tốt” – trong cảnh này một Yamaguchi 19 tuổi đã hóa thân quá thuyết phục.

Hara, trong khi đó, đang làm việc tại Nhật, chủ yếu làm phim cho khán giả Nhật Bản. "Đối với các nhân vật nữ trẻ, cô là một lựa chọn hiển nhiên,” Nornes nói. The New Earth có hơi bất thường, một sản phẩm hợp tác giữa Nhật Bản và Đức Quốc xã do Mansaku Itami (cha đẻ của đạo diễn Juto Itami của phim Tampopo) đạo diễn và Arnold Fanck, một người tiên phong của thể loại phim làm trên núi người Đức và hợp tác nhiều lần với Leni Riefenstahl.

Kazuo Hasegawa và Shirley Yamaguchi, phải, trong phim Song of the White Orchid

Khiếu thẩm mỹ của Fanck, và những quan niệm của ông về Nhật Bản, được phản ánh trong những cảnh phim dài quay cảnh quan vô tận của núi Phú Sĩ, hoa anh đào, tre và sóng mạnh. Ông và Itami được cho là đã cãi vã gay gắt trong thời gian sản xuất, và kết quả là một sự hỗn loạn nho nhỏ - đặc biệt những đoạn cắt hiếm thấy của Itami, được trình chiếu tại Ngày hội Nhật Bản. (Các đối thoại, phần nhiều bằng thứ tiếng Anh khó hiểu, bao gồm cả những câu đắt giá như, "Chúng ta sẽ tiên phong Mãn Châu như người Mỹ đã làm ở California.") Nhưng người hâm mộ các tác phẩm của Hara sẽ muốn nhìn thấy cô ở tuổi 16, đã nắm được phong cách khiêm tốn, tính lặng rất phù hợp với Ozu.

Một điểm nổi bật của các phim làm thời chiến là chúng thường có nhiều phiên bản khác nhau, và China Nights nổi tiếng với các kết thúc khác nhau cho thị trường Nhật Bản và Trung Quốc - sự hy sinh cao quý hay hạnh phúc mãi mãi về sau.

Dịch: © Chi Nguyễn @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The New York Times